Eflita là một tổ chức giáo dục thông qua phương pháp giáo dục mới giúp cha mẹ cùng con học Tiếng Anh và khám phá sức mạnh của bản thân để sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Eflita hoạt động chủ yếu trên nền tảng Online, vì thể rất ít có cơ hội được trao đổi trực tiếp “face to face” với học viên. Thật vinh dự vì lần này, Eflita có dịp được gặp mặt chị Trâm_học viên của Eflita. Cả nhà cùng Eflita lắng nghe những chia sẻ của chị nhé.
Cơ duyên đến với Eflita
Theo như chị Trâm chia sẻ, đến với Eflita quả thật là có duyên. Chị nói:
“Thật ra, trong một lần tình cờ xem Youtube, chị thấy clip của cô Thảo chia sẻ về việc đồn hành cùng các bạn nhỏ.Khi đó là cô Thảo chia sẻ những mẫu câu, cách để ba mẹ nói chuyện, giao tiếp với các bé, Vì hay quá nên chị muốn xem tiếp, thì xem tiếp thì chị xem đến clip về tâm lý khi đồng hành cùng các bạn, những phản ứng, những vấn đề sảy ra khi mà giao tiếp với các bạn và quan trọng nhất là cô thảo đưa ra được những hướng giải quyết mà chị nghe rất thuyết phục. Với chị, khi mà chị đã thuyết phục rồi thì chị sẽ tìm mọi cách để tiếp cận.”
Quyết tâm tham gia khóa cộng đồng của Eflita
Với những clip chia sẻ đầy tâm huyết của Ms.Thảo, chị quyết tâm tìm cho ra khóa học của Eflita để học tiếng Anh và đồng hành cùng con tiếng Anh tại nhà. Chị tìm theo thông tin liên hệ ở cuối mỗi video và nhấp vào tham gia từng bước, từng bước một:
“Khi mà vào phần bên dưới cô Thảo có hướng dẫn đến link trên facebook, rồi chị tham gia được vào nhóm , nhóm học cộng đồng. Khi đó thì chị thấy cố thảo có chia sẻ là mn hãy join vào, hãy đăng ký học thì chị mới join vào học thử. Học xong thấy thích quá, nhắn tin cho cô Thảo, xong là không biết vì cơ duyên nào, nhưng mà bằng linh cảm, bằng trực giác trong mình thì mình cảm nhận được cô Thảo rất là có tâm, thật sự rất là có tâm huyết trong việc cải thiện tiếng Anh của các bạn nhỏ. Mà phương châm cô Thảo hướng tới là từ các mẹ, các bố, từ gia đình. Vì gia đình chị 4 bé, mà 2 bé đầu đã tiếp xúc với tiếng Anh, thì nó có một số vấn đề là khi chị thấy các bạn học, nhưng đúng như cô thảo nói là các bạn cứ bước ra khỏi lớp học, về nhà không có môi trường cái quên tới quên lui. Chị cũng có ý định tìm rất lâu rồi, nhưng chị chưa tìm được chỗ nào. Thêm cái không sắp xếp được công việc gia đình nữa, nên từ lúc tìm ra được rồi là theo đuổi luôn.”
Hành trình đồng hành tiếng Anh cùng con tại nhà
Thật sự là hồi đầu nghe đến 4 bé Eflita cũng phục chị lắm. Vì nuôi 1 bé thôi mà có một số ba mẹ cảm thấy quỹ thời gian rất là hạn hẹp. Vậy thì khi mẹ tham gia vào, mẹ tương tác với 4 bạn nhỏ thì mẹ có những cảm nhận như thế nào hoặc những trải nghiệm như thế nào đáng nhớ đối với mẹ nhỉ?
“Vui lắm, nói chung là gia đình bây giờ cứ thích thì nói tiếng Anh thôi, nói chung là hồi trước là mẹ rất là ngại, mẹ cứ cố gắng tìm cho được giáo trình cho nó chỉnh chu, rồi thêm tâm lý mình sợ mình nói ko đúng này kia sẽ ảnh hưởng tới các bạn. Nhưng mà khi nghe những clip chia sẻ của cô thảo, chị rất tâm đắc câu là “Hãy nói bất chấp” bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Cho nên là mẹ không còn thấy áp lực khi mà giao tiếp cùng các bạn nữa. Đôi khi mẹ nói chưa đúng thì có bạn đầu, bạn kêu “What “ , thế là mẹ biết mẹ nói sai rồi, xong mẹ chỉ cười xuề xòa rồi mẹ sửa lại. Nói chung là vấn đề đó rất là thoải mái tự nhiên, nhưng mà hiệu quả đạt được là các bạn có thể dùng đucợ, các bạn hiểu rằng là các bạn đi học tiếng Anh là để về nhà dùng giao tiếp. Còn vấn đề học để mà giỏi, để mà sau này tự bạn học, tìm tài liệu để phục vụ cho việc học của các bạn là sau này. Nó sẽ vào cái khác, nhưng mà trong gia đình là có sử dụng tiếng Anh, cái đó là cái quan trọng” _Theo chị Trâm.
Bởi vì người Việt mình học rất là nhiều nhưng mà không có sài, không có sử dụng cho nên là học xong rồi quên, và không hiểu được bạn chất của ngôn ngữ là như thế nào. Nếu như học ở trường thì nó chỉ là một môn học, nhưng mà ko áp dụng vào thực tế thì việc học đó nó không có thực tế.thực dụng. Mình sẽ phải làm như thế nào đó để nó đưa tất cả những gì mình học vào thực tế, thì khi đó việc học nó mới có giá trị, khi đó học tiếng Anh cũng như vậy. Tiếng Anh thực chất chỉ là một ngôn ngữ thôi, mình ko cần quan trọng hóa nó lên làm gì, chỉ cần nhìn đúng bản chất của nó thôi.
“Từ khi gặp cô Thảo mẹ không còn hoang mang nữa, mẹ cảm thấy tiếng Anh không còn đáng sợ như lúc trước.” _ Chị Trâm vừa cười vừa nói.
Có rất nhiều mẹ có tâm lý rằng là, Mình phải giỏi cái đã, mình phải giỏi, xong rồi là mình đi học mười mấy năm chẳng ăn thua, bây giờ sao mình dạy con được. Nhưng thật ra chờ mình giỏi, thì có thể con đã lớn rồi. Thứ hai, người ta có câu: Đừng chờ đến hoàn hảo rồi mới bắt đầu, bởi vì bạn chẳng bao giờ hoàn hảo hết. Nếu mà mình không bắt tay vào làm sẽ không bao giờ có sự hoàn hảo. Tiếp theo, cuộc đời này, chúng ta đến đây là để học, quan trọng không phải là mình dạy cho con cái gì, mà quan trọng là mẹ cho con thấy được là mẹ dám học, mẹ dám nói, mẹ dám sai.
Rất tán thành với suy nghĩ này, chị Trâm chia sẻ thêm “ Đến với Eflita không phải là chỉ để học anh văn, chị đến với Eflita bởi vì những chia sẻ của cô Thảo, những buổi chia sẻ rất có giá trị, có những câu hỏi khiến chị suy tư, nghĩa là chị đã thật sự nhận ra nhưng mà để mà có 1 cú hích để mình có thể hành động thì chưa có, cho nên khi đến với em, chị thấy những câu nói của em đúng và tim đen của chị. Thế là chị bắt tay vào hành động, chị không suy nghĩ gì nữa. Thật sự là đến khi chị làm rồi chị mới thấy đúng thật sự là như vậy.
Như cô Thảo có chia sẻ, cô làm trong lĩnh vực giáo dục 10 năm, thì 8 năm là đi theo ngành đào tạo, có nghĩa là chỉ đi dạy kiến thức đơn thuần thôi, và em không Happy với điều đó, nhưng chỉ có 2 năm gần đây em mới bắt đầu hiểu được sự khác nhau giữa giáo dục và đào tạo là gì. Giáo dục là không sợ sai, giáo dục cũng không đơn thuần là dạy kiến thức, giáo dục là làm cho con người ta tốt lên và vượt qua giới hạn của bản thân mình. Mình là bố mẹ mình sẽ phải hiểu được những điều đó.
Để đưa tiếng Anh vào môi trường gia đình, thời điểm ban đầu mọi người sẽ nghĩ điều đó là bất khả thi, bởi vì mọi người nghĩ rằng là sẽ phải dạy. Khi mà mình thật là giỏi thì mình mới dạy cho người khác, nhưng mà ở đây mình không có dạy, mình học với con.
“Tiếng Anh khi mà chị học tại Eflita với mục đích là để giao tiếp với con. Trải nghiệm của chị đối với Eflita rất hay, ở chỗ 2 bạn đầu thì 2 bạn đó học được, nói chuyện được, hiểu được, nhưng mà 2 bạn không có giao tiếp, còn bạn thứ 3 thì lại không thích học theo một sách vở nào hết, nhưng lại rất thích giao tiếp, ngeh hướng dẫn 2 anh điều gì là nói lắp bắp theo được. Thì đó là đặc điểm của bạn đó, mặc dù là cũng lấy sách, lấy giáo trình rất nhiều nhưng mà bạn không hợp tác. Từ đó mẹ mới nhận ra là ba mẹ, gia đình mới là những người cần phải học. Đừng coi tiếng Anh là một điều gì đó phải học. Bởi vì tâm lý của mình như vậy mình sẽ ảnh hưởng đến con mình, các bạn sẽ mang một tâm lý tích cực, thì tiếng Anh cũng như tiếng Việt thôi, cũng chỉ là nói chuyện với nhau thôi, nhưng mà khi chúng ta đồng hành đủ lâu, giao tiếp đủ thì chúng ta sẽ cởi bỏ được tâm lý mà các bạn lo sợ mỗi lần đến tiết tiếng Anh. Thế nên là khi mà bạn đầu của chị vẫn chưa thuyết phục, chị mới hỏi bạn một câu là: “Ở Việt Nam mình, những bạn mà học không được tốt thì bạn nói tiếng Việt tốt không?” , Vậy thì theo con ở bên nước ngoài á, có những người học không tốt thì họ có nói được tiếng Anh không? thì bạn nói là vẫn nói được bình thường/ vẫn tốt vì đó là ngôn ngữ của họ. Thì con học tiếng Anh cũng vậy thôi, đừng có nghĩ nó là môn học, mình cứ học từ từ rồi mình nói.
Chị đến với Eflita, cái mà chị mến đó là khi chị đồng hành đủ, chị nói chuyện, những mẫu câu mà Eflita hướng dẫn thì trong quá trình học chị hiểu được tính cách của mỗi bạn. Mục đích của chị là như vậy, chị hiểu được tâm tư, tính cách, giới hạn mà cô Thảo nói, thì chị có thể giúp bạn là bạn sẽ làm như thế nào chứ không phải chị giúp bạn làm điều đó. Như vậy sẽ có những cái chị hiểu bạn và chị không trách bạn, chứ không phải đi học tiếng Anh về, điểm của bạn không cao, chị trách bạn thì không được. Để viết văn, bạn cần phải viết những đoạn văn bằng tiếng Anh, bạn sẽ viết không được hay nhưng cũng như tiếng Việt thôi, bạn trải nghiệm không đủ thì bạn sẽ viết không hay thôi, mình không thể ép bạn học tiếng anh giỏi được.
Khi mà chị với bạn cùng nhau xem một bộ phim, đọc một quyển sách, chia sẻ cảm nhận với nhau, khi đó mình có thể lồng vào những suy nghĩ của mình. Khi đó bạn có thể một mình bạn có thể tự học, tự mang tư duy riêng của bạn bằng tiếng Anh.”
Sứ mệnh mang Eflita muốn mang lại
Chia sẻ cảm nhận với nhau là cái mà Eflita rất là mong muốn được lồng vào đây. Học tiếng Anh chỉ là bước chạm ban đầu, mục đích của Eflita không đơn thuần chỉ là tiếng Anh, mục đích của Eflita vẫn là giáo dục, và mục đích giáo dục ở đây đầu tiên là cảm xúc. Cảm xúc mới là cái quan trọng nhất để quyết định thành công của một người. Quyết định xem là con người đó sống cuộc đời có ý nghĩa hay không. Cho nên là cảm xúc sẽ không được nuôi dưỡng nhiều ở trong nhà trường mà nó ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình.
Trong quá trình mẹ cùng con học tiếng Anh, điều mẹ nhận được không chỉ đơn thuần là tiếng Anh, cái lớn nhất mà mẹ làm được cho con là một tuổi thơ đầy sự chú tâm của cha mẹ. Đó là cái mà trong thời đại bây giờ chúng ta đang dần quên. Chúng ta cứ lao theo cơm áo gạo tiền, chúng ta cứ lo cho con lớn rồi chúng ta cho con đi du học. Nhưng mà sau cái du học đó là cái gì? Chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta phải cho con học tiếng Anh thật giỏi, nhưng sau tiếng Anh giỏi đó là cái gì? Chúng ta chưa nhìn được bức tranh toàn cảnh, chúng ta chỉ biết rằng bây giờ không có tiếng Anh thì sẽ thiệt thòi, rồi không xin được việc làm tốt. Chúng ta chỉ nghĩ đến đó thôi, chúng ta chưa nghĩ được là chúng ta sử dụng tiếng Anh như một công cụ, và chúng ta phải rèn những thói quen.
Nếu như ba mẹ không nghĩ lớn thì con cũng không bao giờ biết nghĩ lớn. Những thói quen tự học, thói quen đọc sách nếu như cha mẹ không có cái đó, con cũng sẽ không có những cái đó. Nếu như không có những cái đó thì tiếng Anh cũng chỉ dừng lại ở tiếng Anh thôi. Chúng ta có công cụ, chúng ta có mục tiêu, nhưng mà chúng ta quên đi mục đích của chúng ta là gì.
Những điều khó nói
“Công nhận là khi chị có xem một số chia sẻ của em, trước đây chị có dùng điểm là thước đo cho bạn, khi đó chị rất là thương bạn. Sau khi chị xem xong chi ngẫm lại, chị thấy mình làm như vậy là mình không suy nghĩ cho bạn, mình không đặt cảm xúc vào bạn, cái mà mình đang gây áp lực cho bạn nó ở mức độ nào. Mình cứ mang tư duy của người lớn là mình phải luôn cố gắng, mình sợ là sự đánh giá của người này, dùng thước đo của xã hội để tự mình vạch ra một kế hoạch để mình áp đặt cho các bạn nhỏ. Nhưng cái các bạn cần là sự trải nghiệm, cả thất bại, cả đúng, cả sai và cái quan trọng mà các bạn cần là sự đồng cảm cho những cái mà bạn không có khả năng. Khi chị nhớ lại 2 bạn đầu khóc khi mà học với chị, có lúc chị cảm thấy rất hối hận, chị cảm thấy rất có lỗi. Chị cứ nghĩ bây giờ mình tầm tuổi này, có ai đặt một cái áp lực cho chị, mà chị không thực hiên được thì nỗi buồn và sự căng thẳng của chị nó cũng như vậy. Thì tại sao chị thương yêu con chị như vậy mà chị lại làm như vậy với con chị. Cho nên đối với việc học của bạn bây giờ, chị luôn động viên bạn.”
Cảm ơn chị Trâm đã tin tưởng Eflita và đã chịu đồng hành cùng con. Thật sự là mỗi lần có một mẹ nào đó quyết định đồng hành cùng con, em cảm thấy rất là hạnh phúc. Mình đã chạm được vào tâm thức của một người mẹ.
Mong rằng các bé sau này sẽ vững vàng hơn, sẽ sớm nhận thấy được khả năng của mình . Sẵn sàng đương đầu, sẵn sàng sai, sẵn sàng chẳng lo sợ gì hết để đạt đucợ mục đích của mình.
Nếu ba mẹ có câu chuyện về hành trình cùng con học tiếng Anh tại nhà muốn chia sẻ cho các gia đình khác thì hãy chia sẻ với Eflita nhé. Hotline: 0862.28.58.68
Website tài liệu và các khóa học của Eflita:
Link đặt sách Cha mẹ đồng hành – Tiếng Anh chuyện nhỏ tại TiKi:
https://tiki.vn/cha-me-dong-hanh-tieng-anh-chuyen-nho-p76585385.html?src=ss-organic
Cameron Williamson
Duis hendrerit velit scelerisque felis tempus, id porta libero venenatis. Nulla facilisi. Phasellus viverra magna commodo dui lacinia tempus. Donec malesuada nunc non dui posuere, fringilla vestibulum urna mollis. Integer condimentum ac sapien quis maximus.
Rafin Shuvo
Duis hendrerit velit scelerisque felis tempus, id porta libero venenatis. Nulla facilisi. Phasellus viverra magna commodo dui lacinia tempus. Donec malesuada nunc non dui posuere, fringilla vestibulum urna mollis. Integer condimentum ac sapien quis maximus.